Chiến lược kinh doanh nhà hàng

Vốn được mệnh danh là "mảnh đất màu mỡ", kinh doanh F&B từng trở thành xu hướng cũng như mong muốn của rất nhiều người. Nhưng với tính chất đặc thù, đòi hỏi chuyên môn cao, am hiểu về thị trường F&B, không ít người từng thất bại khi dấn thân vào lĩnh vực này.

Với hơn 10 năm kinh doanh F&B, đã có những lúc gặp thất bại và phải tự mình đứng lên, Linh đã rút cho mình 5 bài học lớn nếu bạn thực sự muốn tham gia kinh doanh trong ngành F&B.

1. Hãy bắt đầu với đam mê

Bắt tay vào kinh doanh với món ăn Thái cách đây gần chục năm, Linh và cộng sự đã tạo ra cơn sốt cho người trẻ Hà thành với món kem dừa gắn liền với thương hiệu Koh Samui. Koh Samui ra đời từ tình yêu ẩm thực Thái qua những chuyến du lịch tới nước này của Linh. Bản thân Linh luôn tâm niệm, phải có sự yêu thích mới có thể kinh doanh thành công được. Bởi khi đó bạn sẽ không PHẢI LÀM VIỆC, mà sẽ làm việc với tâm thế ĐƯỢC LÀM VIỆC, và sẽ không cảm thấy mệt mỏi, chán nản, đặc biệt ở giai đoạn đầu khởi nghiệp. Đến nay đó vẫn luôn là tôn chỉ của Linh khi kinh doanh. Linh đam mê ăn uống nên kinh doanh nhà hàng. Linh cũng có sở thích trang trí nhà cửa, mê nhà đẹp nên từ đó Linh nảy ra ý tưởng kinh doanh Homestay …

2. Chất lượng sản phẩm - chìa khóa thành công của thương hiệu F&B

Sản phẩm đúng luôn là chìa khóa để thành công cho tất cả các mô hình F&B. Bởi bạn cần biết điểm đặc biệt tạo nên lợi thế cạnh tranh của mình là gì, nếu nó là chất lượng sản phẩm thì có thể sẽ khiến doanh nghiệp đứng vững hơn rất nhiều trên thị trường khốc liệt.

Nếu điểm cạnh tranh của bạn là giá cả thì vẫn có thể có nơi khác rẻ hơn, đẹp thì có thể thay đổi theo thị hiếu khách hàng ngày qua ngày, cũng vẫn thể có những nơi khác đẹp xuất sắc hơn. Còn là sản phẩm họ sẽ khó để bắt chước, nếu có bắt chước được thì cũng sẽ rất tốn thời gian, trong khoảng thời gian đó ta lại phát triển thương hiệu lên một bậc khác rồi.

Điều đó đồng nghĩa với việc, bạn vẫn luôn là người đi đầu, là người ghim vào trí óc khách hàng về ấn tượng ban đầu, nên sẽ rất có lợi thế cạnh tranh nếu sản phẩm tiếp tục duy trì được chất lượng và cải tiến không ngừng.

3. Không có thất bại, chỉ có vấp ngã
“Tôi chưa bao giờ nhìn nhận sự thất bại, mà chỉ đơn giản là vấp ngã. Nếu còn vấp ngã nghĩa là tôi chưa học đủ kỹ năng cần có”. Đó là điều Linh luôn tâm niệm khi kinh doanh.

Sau vấp ngã với Koh Samui,  Linh đã tự rút ra bài học là phải đi chậm, không nóng vội. Một bài học khác là việc cần phải chăm chút cho nhân sự vì đây là gốc rễ của thương hiệu, nhất là với ngành dịch vụ. Nếu nhân viên không được quan tâm sát sao, sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc cho thương hiệu. Kinh doanh ẩm thực thành hay bại dựa vào người đầu bếp và người quản lý.

Linh chọn đầu bếp không quá xuất sắc, chỉ cần giỏi nghề và nấu theo công thức sẵn có của thương hiệu mình tạo ra. Còn với người quản lý, đạo đức phải được đặt lên hàng đầu.

4. Hợp tác để tiến xa hơn

Mỗi người sẽ có điểm mạnh nhất về một mặt nào đó, nên vẫn cần có sự cộng hưởng, làm việc nhóm hợp sức từ nhiều mảng từ chuyên môn đến quản lý, rồi truyền thông, đào tạo. Đặc biệt là trong thị trường hiện đại, hội nhập như ngày nay.

5. Thị trường F&B không phải là cuộc chơi dành cho mọi người
Trước tiên, cuộc chơi của ngành nào về căn bản cũng không dành cho nhiều người, nhưng với F&B thì là một ngành đặc thù rất dễ gây hiểu lầm cho người ngoài khi nhìn vào, họ cho rằng ai cũng có thể dễ dàng kinh doanh với ngành này, bởi nhu cầu ăn uống hàng quán đang dần trở thành phong cách sống của người hiện đại.

Sở dĩ tôi cho rằng như vậy bởi xuất phát từ chính bản thân thôi. Hồi trẻ, tôi hay đi lê la hàng quán, nên luôn có mong muốn tự mình mở một hàng cà phê. Thực chất, đó là những suy nghĩ ngây thơ, bước vào ngành này với tâm thế không quan ngại. Ở một mặt nào đó, có lẽ đó cũng là điều hay, lợi ích rõ thấy đó là không bị chùn bước, vì bản thân đang hừng hực ý chí, không quá bận tâm quá nhiều câu hỏi hay giả thiết làm chậm đi tiến trình triển khai kế hoạch.

Nhưng, nó cũng đem lại một mặt trái đó là cảm quan về thị trường và độ hiểu sâu sắc về thị trường cũng sẽ bị thiếu đi. Chính vì vậy, tôi nghĩ mọi người nên có cái nhìn vào tỉnh táo hơn, phải đặt cả lý trí vào sở thích của mình.

Bạn cần nhìn vào tâm lý khách hàng ở chiều sâu, đừng nhìn vào xu hướng ở bề nổi và áp dụng sở thích bản thân để quyết định hướng đi cho nhà hàng, thì mới có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và mang tính hiệu quả lâu dài được.

Hy vọng với những chia sẻ từ những năm lăn lộn trong ngành F&B của Linh có thể giúp bạn tự tin hơn trên hành trình kinh doanh của riêng mình. Linh cũng có may mắn kết hợp với Cooked Việt Nam, Trường học đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam chuyên sâu về kinh doanh và marketing ngành F&B để tổ chức những khóa học chuyên sâu. 

Nếu bạn đang ấp ủ một thương hiệu F&B của riêng mình, thì Linh tin đây là lúc thích hợp để bạn trao dồi những kiến thức bổ ích. Hy vọng có cơ hội được gặp bạn tại một lớp học của Linh một ngày gần nhất. Và sẽ thật hạnh phúc nếu Linh được cơ hội trải nghiệm mô hình kinh doanh của bạn như một khách hàng. Chúc bạn thành công trên con đường kinh doanh đã chọn !!


 

Lên đầu trang